Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Thứ bảy - 20/11/2021 23:07
1. Hệ thống cấp điện: 
    Điện lực Khe Sanh (thuộc Công ty Điện lực Quảng Trị) có địa chỉ tại 323 Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, quản lý và cấp điện trên địa bàn huyện Hướng Hóa và xã Ba Nang và thôn Làng Cát thuộc Đakrông. Lưới điện phân phối trên địa bàn Điện lực Khe Sanh quản lý được cấp từ 2 nguồn chính: TBA 110kV Khe Sanh (25MVA), TBA 110kV Lao Bảo ( 25MVA). Các nguồn được liên lạc với nhau bằng các đường dây 22kV có thể hổ trợ cho nhau khi có sự cố.
  - MBA 110kV T1 Khe Sanh: Phía 35kV: XT 371 cấp điện tự dùng Nhà máy TĐ Rào Quán; Xã Tân Hợp, xã Đakrông và lưới điện thuộc ĐL Đakrông quản lý. Phía 22kV: XT 471 cấp điện cho các XT 471, 473 Trạm cắt Khe Sanh; XT 473 cấp cho các XT 472, 474 Trạm cắt Khe Sanh; XT 475 cấp điện cho Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa và dự phòng cho TC KV Lao Bảo. 
  - MBA 110kV T1 Lao Bảo: Phía 22kV: XT 471, 473 cấp điện cho Thị trấn Lao Bảo, các nhà máy, Trung tâm Thương mại Lao Bảo; XT 475, 477 cấp điện cho Lào (Đen Sa Vẳn).
Tổng số trạm biến áp (đang vận hành): 378 (trong đó Trạm biến áp 35KV: 06; Trạm biến áp 22KV: 372); Tổng dung lượng TBA (đang vận hành): 79.118,5 kVA.
   Tổng chiều dài đường dây trung áp: 436,993 Km (Đường dây 35kV: 14,522 Km; Đường dây 22kV: 422,471 Km)
   Tổng chiều dài đường dây hạ áp: 382,173 Km; 
Đảm bảo cung cấp điện 100%, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100% phục vụ cho sản xuất, đời sống và sinh hoạt của người dân.
2. Hệ thống cấp nước: 
    Có 02 nhà máy cấp nước đặt ở thị trấn Khe Sanh và thị trấn Lao Bảo với tổng công suất 6500m3/ngày đêm; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch có thu phí ở đô thị đạt 73%. 
Nhà máy nước (NMN) Khe Sanh: xây dựng năm 2003 với Công suất thiết kế 1.500 m3/ngày đêm. Năm 2004, NMN Khe Sanh đưa vào khai thác trạm bơm cấp nước Tân Độ công suất 2.000 m3/ngày đêm, nâng tổng công suất nhà máy lên 3.500 m3/ngày đêm.. Công suất khai thác thực tế: 4.300 m3/ngày đêm. Nguồn nước từ suối Xaranh và hồ Tân Độ. Mạng lưới đường ống NMN Khe Sanh được đầu tư xây dựng qua nhiều giai đoạn từ năm 2003. Vật liệu sử dụng ống là gang, nhựa, thép. NMN Khe Sanh cấp nước phục vụ trên địa bàn thị trấn Khe Sanh và 03 xã Tân Hợp, Tân Lập và Tân Liên với quy mô khoảng 4.700 hộ
    Khối lượng đường ống cấp nước NMN Khe Sanh:

Đường kính (mm)

D300

D80 ÷ D250

D20 ÷ D65

TỔNG (m)

Chiều dài (m)

2.694

37.511

36.378

76.583






     Nhà máy nước Lao Bảo (NMN Rào Quán): xây dựng năm 2000 với Công suất thiết kế 3.000 m3/ngày đêm; công suất khai thác thực tế: 3.500 m3/ngày đêm, cấp nước phục vụ trên địa bàn thị trấn Lao Bảo và 02 xã Tân Thành và Tân Long với quy mô khoảng 4.000 hộ.
   Nguồn nước thô: nước mặt sông Sêpôn. Mạng lưới đường ống NMN Lao Bảo được đầu tư xây dựng qua nhiều giai đoạn từ năm 2000. Vật liệu sử dụng ống là gang, nhựa, thép.
    Khối lượng đường ống cấp nước NMN Lao Bảo

Đường kính (mm)

D300

D80 ÷ D250

D20 ÷ D65

TỔNG (m)

Chiều dài (m)

2.139

24.647

21.526

48.312






3. Hệ thống giao thông
  - Quốc lộ: địa bàn huyện có Quốc lộ 9 (QL9) và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua với tổng chiêu dài 102km đã được nhựa và bê tông hoá, hệ thống cầu cống đã được bê tông hóa có độ bền và chịu tải tốt. QL9 kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây, qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; đường Hồ Chí Minh nhánh Tây phát triển, kết nối với tỉnh Quảng Bình. 
  - Tỉnh lộ: gồm 02 tuyến với tổng chiều dài 60Km, đã đư¬ợc nhựa hoá. Tuyến ĐT587 từ Khe Sanh đi Sa Trầm dài 22km, phát triển đến xã Húc Nghì huyện Đakrông; Tuyến ĐT586 từ Tân Long đi Ba Tầng dài 38 km phát triển đến Sa Trầm đi Húc Nghì Đakrông và kết nối được với đường Hồ Chí Minh.
    Đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 537,17Km. trong đó: Đường huyện gồm 18 tuyến với tổng chiều dài 160,35 km, tỷ lệ bê tông, nhựa hóa đạt 56,88%; đường xã gồm 103 tuyến với tổng chiều dài 219,11 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 53,71%; đường thôn tổng chiều dài 157,71 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 50%. Các tuyến giao thông nông thôn đã liên thông được giữa các xã và các khu dân cư.
    Đường giao thông nội thị có tổng chiều dài 89,11 km, gồm 102 tuyến chính đã được đặt tên đường, còn lại là đường khối, khóm. Trong đó: 
   + Thị trấn Khe Sanh: đường đã được đặt tên gồm 46 tuyến, tổng chiều dài 36 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 73,25%; đường khối, khóm tổng chiều dài 14,59 km, tỷ lệ cứng hóa đạt trên 50%; 
Thị trấn Khe Sanh
   + Thị trấn Lao Bảo: đường đã được đặt tên: gồm 56 tuyến, tổng chiều dài 30,52 km, tỷ lệ cứng hóa đạt trên 90%; đường khối, khóm tổng chiều dài 7,78 km, tỷ lệ cứng hóa đạt trên 90%.
    Thị trấn Lao Bảo - Ảnh: YMS    
4. Hệ thống viễn thông: 
    Hạ tầng viễn thông được đầu tư, xây dựng nâng cấp phát triển mạnh, mạng lưới internet được phủ sóng đến thôn bản với 03 nhà cung cấp dịch vụ, 99 trạm BTS; tỷ lệ người dân tiếp cận thông tin mạng ngày càng cao đạt tỷ lệ trên 95%; số lượng thuê bao 34.090.
5. Hệ thống thu gom rác/nước thải: 
    Trung tâm môi trường đô thị huyện là đơn vị thực hiện việc thu góp, xử lý rác thải trên địa bàn huyện. Tỷ lệ rác thải được thu gom xử lý đạt tỷ lệ trên 60%. Hiện nay, bãi rác Tân Thành đang được triển khai thi công, kỳ vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu xử lý rác thải trên địa bàn huyện.
6. Hệ thống PCCC và công tác PCCC: 
    Hệ thống PCCC Được đầu tư cơ bản tại các khu đô thị mới, các trung tâm thương mại, khu công nghiệp và ở các khu dân cư, thị trấn của huyện, đảm bảo đủ cho các hoạt động phòng cháy chữa cháy tại các khu đô thị, khu dân cư, các trung tâm sản xuất, thương mại.
    Phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng: Hướng Hóa là địa phương có diện tích rừng khá lớn với 74.415,16 ha (Trong đó rừng sản xuất là 24.709,41 ha, đất rừng phòng hộ là 26.284,76 ha, đất rừng đặc dụng là 23.420,98 ha), đặc biệt có Khu bảo tồng thiên nhiên Bắc Hướng Hóa với diện tích 23.456 ha. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, đây cũng là thời gian cao điểm, thường hay xảy ra cháy rừng. Để tăng cương công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), Hạt kiểm lâm Hướng Hóa tổ chức tuyên truyền trên đài phát thanh huyện về các cấp độ cháy rừng, phối hợp với phòng Văn hóa - Thông tin tuyên truyền lưu động, tổ chức họp dân ở các xã, cấp phát tài liệu hướng dẫn công tác PCCCR tại các trung tâm sinh hoạt cộng đồng, trường học, trạm xá... Ngoài ra, để chủ động trong công tác PCCCR, các chủ rừng và Hạt kiểm lâm Hướng Hóa đã phối hợp diễn tập chữa cháy rừng trước khi bước vào mùa khô, thành lập các đội PCCCR bằng phương tiện cơ giới lẫn thủ công, luôn túc trực 24/24 giờ. Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR tổ chức nhiều đợt tuần tra bảo vệ rừng, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đồng thời, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR với 21 cộng đồng dân cư thôn, 591 hộ gia đình sống gần rừng, 7 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản; tham mưu chủ tịch UBND các xã kiện toàn 21 ban chỉ đạo CTPTLNBV cấp xã với/295 thành viên; thành lập 98 tổ đội bảo vệ rừng - PCCCR với 908 người…

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây