Cơ sở hạ tầng xã hội – Dịch vụ hỗ trợ

Thứ bảy - 20/11/2021 23:06
1. Trung tâm hành chính;
    UBND huyện Hướng Hóa là đơn vị quản lý hành chính nhà nước tại địa phương có địa chỉ tại 148 Lê Duẩn, TT Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị.
Trụ sở UBND huyện Hướng Hóa
Các đơn vị hành chính trực thuộc huyện:

STT

Đơn vị hành chính

Diện tích (Km2)

Dân số (2022)

Mật độ
dân số (Người/km2)

Tổng số

Nam

Nữ

 

TỔNG SÔ

1152,4

94.960

47.425

47.535

82,4

  1.  

Xã Tân Hợp

33,5

4.701

2.362

2.339

140,5

  1.  

Thị trấn Khe Sanh

12,9

12.986

6.392

6.593

1008,4

  1.  

Thị trấn Lao Bảo

17,2

12.799

67.790

6.009

745,3

  1.  

Xã Tân Liên

12,9

4.443

2.213

2.229

343,4

  1.  

Xã Tân Lập

19,5

4.423

2.220

2.203

226,5

  1.  

Xã Tân Long

20,2

4.574

2.263

2.310

226,9

  1.  

Xã Tân Thành

45,7

3.777

1.903

1.874

82,6

  1.  

Xã Thuận

22,1

3.633

1.790

1.843

164,3

  1.  

Xã Xy

21,3

2.377

1.161

1.215

111,6

  1.  

Xã Thanh

21,2

4.005

1.957

2.048

188,7

  1.  

Xã Lìa

28,4

5.260

2.450

2.810

185,5

  1.  

Xã Hướng Lộc

50,7

3.281

1.590

1.691

64,7

  1.  

Xã Ba Tầng

61,7

4.224

2.063

2.160

68,4

  1.  

Xã A Dơi

29,4

3.226

1.606

1.620

109,8

  1.  

Xã Hướng Tân

25,1

3.382

1.683

1.699

134,7

  1.  

Xã Húc

63,4

4.162

2.057

2.105

65,7

  1.  

Xã Hướng Linh

114,6

2.392

1.225

1.167

20,9

  1.  

Xã Hướng Sơn

207,8

2.357

1.183

1.174

11,3

  1.  

Xã Hướng Phùng

125,1

5.549

2.815

2.734

44,4

  1.  

Xã Hướng Lập

160,2

1.798

899

899

11,2

  1.  

Xã Hướng Việt

59,4

1.615

802

813

27,2

2. Giáo dục đào tạo, dạy nghề 
    Có 63 trường học, cơ sở đào tạo; trong đó gồm: 01 trung tâm đào tạo nghề; 04 trường trung học phổ thông; 05 trường bán trú; 10 trường tiểu học và trung học cơ sở; 07 trường trung học cơ sở; 11 trường tiểu học; 24 trường mầm non, 01 trường nội trú. Các trường được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy và học.
2.1. Giáo dục phổ thông:

TT

Tiêu chí

Mầm non

TH&THCS

THPT

1

Số trường

24

34 (Tiểu học: 11 trường; THCS: 07 trường; TH&THCS: 10 trường; PTDTBT THCS: 02 trường; PTDTNT huyện: 01 trường; PTDTBT TH&THCS: 03 trường)

04

2

Số lớp

331

731 (TH: 523; THCS: 208)

66

3

Số phòng học

457

598: (TH: 457,THCS: 141)

43

4

Tổng số GV

571

1.057 (TH: 635; THCS: 422)

149

5

Đạt chuẩn

397

1.046

149

6

GV nữ

571

755

78

7

Số học sinh

7.638

19.645 (TH: 11988, THCS:7657)

2.630

8

Bình quân HS/lớp

23,5

26,54

40

 
Trường phổ thông dân tộc nội trú Hướng Hóa
2.2. Đào tạo nghề:  
    Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hướng Hóa có địa chỉ trụ sở tại thôn Của, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. 
Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề hiện nay, gồm có 03 phòng lý thuyết, 04 phòng thực hành; đội ngũ giảng viên có 14 người; cán bộ quản lý 03 người; viên chức, người lao động khác 07 người.
  - Ngành nghề đào tạo: giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dưới 03 tháng bao gồm nghề phi nông nghiệp và nông nghiệp.
  - Với xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian tới, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hướng Hóa cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu đào tạo kỹ thuật nghề cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn huyện như nghề may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, pha chế đồ uống, du lịch, dịch vụ…
3. Bệnh viện, cơ sở y tế
 - Bệnh viện/Trung tâm y tế: Có 01 trung tâm y tế huyện; 01 Phòng khám đa khoa khu vực; 21 trạm y tế cấp xã, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
 - Số giường bệnh: 153 giường (trong đó bệnh viện: 100 giường; Phòng khám đã khoa khu vực: 5 giường; Trạm y tế xã: 48 giường)
 - Nhân lực y tế: 264 người (trong đó: 71 Bác sĩ: 24 Y sĩ; 61 y tá, điều dưỡng; 34 hộ sinh; 11 Kỹ thuật y; 63 khác; 27 nhân lực ngành dược, gồm: 04 dược sỹ, 20 dược sỹ cao đảng và trung cấp, 03 dược tá)
   Trung tâm y tế Hướng Hóa có địa chỉ 269 Lê Duẩn, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Cung cấp dịch vụ chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, kỹ thuật về y tế dự phòng – Dân số – KHHGĐ, các dịch vụ Y tế khác theo quy định của pháp luật. Cơ sở vật chất được đầu tư tương đối đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong khu vực;
4. Tài chính, bảo hiểm:
    Tài chính ngân hàng: Có 01 ngân hàng quốc doanh (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank) và 04 ngân hàng thương mại (Ngân hàng Công Thương Việt Nam VietinBank, Ngân hàng Quân đội MBbank, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Sacombank), 01 Ngân hàng Chính sách xã hội đang hoạt động trên địa bàn huyện.
5. Dịch vụ, thương mại:
  - Hệ thống chợ trên địa bàn huyện hiện có 07 chợ (trong đó có 01 chợ hạng II và 06 chợ hạng III) và 01 trung tâm thương mại.
Trung tâm Thương mại Lao Bảo
   Trên địa bàn hiện có 16 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động phục vụ nhu cầu của nhân dân.
6. Du lịch
6.1. Tài nguyên du lịch: 
    Hướng Hóa là huyện có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, phong phú; điều kiện khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, có nhiều danh thắng đẹp, mang tính hoang sơ, kỳ vỹ, đặc biệt là hệ thống núi non, hang động, sông suối. Toàn huyện có có 22 di tích lịch sử văn hóa trong đó 03 di tích lịch sử cấp quốc gia (Di tích Sân bay Tà Cơn, Nhà tù Lao Bảo, Cứ điểm Chiến thắng Làng Vây), 01 di tích khảo cổ và 18 di tích lịch sử cấp tỉnh;
    Di tích quốc gia Sân bay Tà Cơn    
    Các nghề, làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển với những sản phẩm như đan lát, dệt ..., các sản vật nông nghiệp đặc trưng của địa phương được nhiều người biết đến: Cà phê, chuối sấy, măng, ... Bên cạnh đó, Hướng Hóa có nhiều lễ hội đặc sắc như: lễ hội Mừng lúa mới của người Vân Kiều, lễ hội Arieuping, lễ cúng Trời của đồng bào dân tộc Pa Kô đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo, được xem mà một trong những tiềm năng thu hút du khách tìm hiểu khi tham gia trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng.
Lễ hội Arieuping của đồng bào dân tộc Pa Kô
    Trên địa bàn huyện có 08 địa điểm tham quan gồm: Cây cô đơn xã Hướng Linh; điểm săn mây Cu vơ; hồ Tuyệt tình cốc (xã Hướng Linh); Thác Chênh Vênh (xã Hướng Phùng); Thác và động Tà Puồng (xã Hướng Việt); Động Brai (xã Hướng Lập); Cao điểm 689 xã Hướng Tân; Động Kulum xã Hướng Việt…
6.2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng: 
Điểm du lịch cộng đồng Khe Sanh Valleyfarm
+ Các sản phẩm du lịch công đồng, du lịch nông nghiệp: Trên địa bàn huyện đang triển khai thí điểm phát triển nhiều mô hình du lịch nghỉ dưỡng Homestay, Farmstay, các mô hình du lịch cộng đồng, mô hình trồng hoa theo mùa, du lịch sinh thái ... đem lại hiệu quả, thu hút đông đảo khách du lịch, như mô hình du lịch nghỉ dưỡng gắn với trải nghiệm nông nghiệp sạch Valleyfarm tại thị trấn Khe Sanh (60.000m2); mô hình du lịch nghỉ dưỡng Homestay “Năm mùa” tại xã Hướng Phùng, bao gồm: 07 nhà lưu trú, khu vực trồng cây ăn quả, cây cà phê, khu vực trồng hoa đào, hoa sim ... với tổng diện tích hơn 50.000m2; Vườn hoa Miền Viên Thảo, Mây chân trời tại thị trấn Khe Sanh; các mô hình ngắm hoa, nghỉ dưỡng tại xã Tân Hợp; du lịch cộng đồng Chênh Vênh tại xã Hướng Phùng, mô hình du lịch sinh thái Tà Puồng tại xã Hướng Việt với hệ thống hang động, thác nước ….; mô hình trồng hoa ôn đới Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị trên diện tích hơn 1.000 m2.
Du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh (Hướng Phùng)
+ Du lịch chiến trường xưa, du lịch DMZ: Hướng Hóa là địa bàn chiến tranh ác liệt, trong đó có chiến thắng lịch sử Đường 9 – Nam Lào (1971) nổi tiếng. Với các di tích lịch sử quốc gia: Sân bay Tà Cơn, căn cứ Làng Vây, Nhà đày Lao Bảo… đã thu hút một lượng du khách khá lớn trong nước và nước ngoài đến với du lịch Hướng Hóa.
Du lịch chiến trường xưa, du lịch DMZ (Sân bay Tà Cơn) – Internet
+ Du lịch biên mậu, du lịch xuyên biên giới (du lịch cửa khẩu): Khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo với những chính sách ưu đãi đặc biệt trong quá trình phát triển đã hình thành nên những trung tâm kinh tế thương mại, sản xuất công thương nghiệp có qui mô lớn và các sản phẩm đặc trưng, đồng thời với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và khu kinh tế xuyên biên giới Lao Bảo – Đensavẳn tạo nên sức hút lớn đối với loại hình du lịch xuyên biên giới và du lịch biên mậu. Loại hình du lịch biên mậu, du lịch xuyên biên giới giữa các địa phương sát vùng biên giới Hướng Hóa (Việt Nam) và Savanakhet (Lào) phát triển tương đối mạnh, thu hút rất nhiều du khách.
+ Du lịch khám phá thiên nhiên núi rừng hùng vĩ Trường Sơn: Với các điểm thắng cảnh thiên nhiên như: Thác và động Tà Puồng, thác Chênh Vênh, động Brai… đang thu hút rất nhiều du khách đến tham quan khám phá. Hiện nay các điểm du lịch này cũng đang được người dân địa phương khai thác phát triển, tuy nhiên chưa được đầu tư và hiệu quả chưa cao.
6.3. Cơ sở lưu trú: 
    Hệ thống hạ tầng cơ sở lưu trú luôn được duy trì, cải tạo và nâng cấp phục vụ khách du lịch. Hiện nay huyện Hướng Hóa có 25 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó 13 khách sạn, 12 nhà nghỉ; trong đó có 05 khách sạn đạt tiêu chuẩn 02 sao; 05 khách sạn đạt tiêu chuẩn 01 sao. Có trên 400 phòng đạt tiêu chuẩn lưu trú; Có trên 26 nhà hàng, trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo, nhà hàng tiệc cưới... đáp ứng từ 200 đến 1000 lượt khách.
Khách sạn Khánh Phương – thị trấn Khe Sanh
6.4. Tiềm năng phát triển du lịch: 
    Với các tài nguyên thiên nhiên hiếm có: núi rừng hùng vĩ với hệ thống sông suối, thác nước hang động kỳ bí….và nền văn hóa đậm đà đặc sắc dân tộc Pa Kô – Vân Kiều trên dãy Trường Sơn… cộng thêm đó là các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng nổi tiếng, du lịch Hướng Hóa có rất nhiều tiềm năng để phát triển phong phú các loại hình du lịch đặc trưng:
 + Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Với tài nguyên không gian thiên nhiên phong phú, Hướng Hóa có rất nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng như khu vực Tà Đủ kết hợp giữa không gian thiên nhiên sông suối, rừng…(xã Tân Hợp), hồ Rào Quán với mặt nước mênh mông, cánh đồng điện gió… Thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22ºC là lợi thế cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
 + Du lịch biên mậu, du lịch xuyên biên giới: Đây là một trong những ưu thế lớn của các địa phương có cửa khẩu biên giới quốc gia. Trong tương lai, việc hình thành và đi vào hoạt động của Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đen sa vẳn sẽ tạo động lực lớn cho các hoạt động du lịch biên mậu, du lịch xuyên biên giới.
 + Du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp: Với yếu tố phong tục tập quán, thói quen nếp sống đặc trưng của đồng bào dân tộc Pa Kô - Vân Kiều và đặc trưng sản xuất nông nghiệp thế mạnh: cây cà phê, dược liệu… kết hợp với phong cảnh thiên nhiên sẽ tạo nên giá trị sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp phát triển mạnh thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
 + Du lịch tham quan, hoài niệm chiến trường xưa, tour du lịch DMZ: Hướng Hóa là một trong những chiến trường ác liệt trong chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, với các di tích lịch sử chiến tranh luôn là điểm đến cho những cựu chiến binh của cả hai phía và du khách. Đây là một trong những tài nguyên du lịch rất tiềm năng cho phát triển du lịch.
 + Du lịch văn hóa dân tộc: Dựa trên các di sản văn hóa đặc trưng như: tín ngưỡng tâm linh (chùa Phước Bảo - thị trấn Lao Bảo, chùa Khe Sanh), các di tích lịch sử, di tích văn hóa (Nhà đày Lao Bảo, Sân bay Tà Cơn, Căn cứ Lành Vây…),  những yếu tố phong tục tập quán, thói quen nếp sống đặc trưng vùng miền của  đồng bào dân tộc Pako - Vân Kiều (Lễ hội, văn hóa đời sống…) sẽ tạo nên dấu ấn riêng cho du lịch Hướng Hóa nhằm thu hút khách du lịch.
Du lịch khám phá thiên nhiên thác Tà Puồng - Ảnh Hồ Giỏi
 + Du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên hang dã: Với đặc điểm thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn tạo nên những danh lam thắng cảnh thiẻn nhiên hoang dã như: Thác nước, động Tà Puồng, thác Ồ Ồ, động Brai, thác Chênh Vênh… đây là một trong những thế mạnh để phát triển du lịch Hướng Hóa.
 + Du lịch kết hợp: với hệ tài nguyên du lịch phong phú cả về thiên nhiên rừng núi, văn hóa vật thể và phi vật thể vùng miền, di tích lịch sử văn hóa cách mạng và các giá trị đặc trưng của sản xuất nông nghiệp thế mạnh địa phương: cây cà phê, cây dược liệu, cây ăn quả… sự phối hợp giữa các hệ tài nguyên đó sẽ tạo nên những sản phẩm du lịch riêng biệt có sức hút mạnh cho phát triển du lịch.
7. Văn hóa – Thể thao
    Huyện Hướng Hóa có tiềm năng về văn hóa có thể khai thác, phát huy, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Địa phương có hệ thống di sản văn hóa phong phú về vật thể, phi vật thể có giá trị như các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô như Lễ cúng lúa mới, tục dời mả ..., nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, nghề thủ công như nấu rượu, đan lát, .... 
Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Vân Kiều
    Toàn huyện có có 22 di tích đã được xếp hạng, trong đó 03 di tích cấp Quốc gia (Nhà tù Lao Bảo, Làng Vây, Sân bay Tà Cơn), 19 di tích cấp tỉnh được phân cấp quản lý (cấp huyện: 04 di tích, cấp xã: 15 di tích; 18 di tích thuộc loại hình lịch sử cách mạng, 01 di tích thuộc loại hình khảo cổ).Các giá trị này cần được bảo tồn và phát huy, trở thành tài nguyên văn hóa để khai thác thành sản phẩm du lịch hấp dẫn cho huyện Hướng Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung. 
Di tích Nhà đày Lao Bảo
    Để duy trì và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa (văn hóa kiến trúc nhà sàn, các lễ hội truyền thống, các nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát...) gắn với khai thác phát huy phát triển du lịch cần có sự hỗ trợ đắc lực của các cấp, các ngành và đa dạng các hình thức đầu tư xã hội hóa nhằm tạo động lực cho sự duy tri và phát triển các giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc trên dãy Trường Sơn.
 - Công trình văn hóa, thể thao: Gồm 06 nhà văn hóa cấp xã, 01 trung tâm văn hóa huyện, 01 nhà thi đấu thể thao, 01 nhà văn hóa huyện.
Trung tâm thi đấu thể thao huyện Hướng Hóa

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây