Định hướng phát triển 

Thứ bảy - 20/11/2021 23:07
    Chủ động hội nhập, đổi mới, sáng tạo để phát triển bền vững, toàn diện về kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Ưu tiên, lựa chọn một số ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để tạo đột phá; tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ ngoại lực và chủ động nắm bắt thời cơ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, phát triển hài hòa; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đặt ra.
1. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
    Đẩy mạnh phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế như cà phê, cao su, chuối, tinh bột sắn, chanh leo, hạt tiêu, ngô… Phát triển chăn nuôi theo hướng hợp tác xã, trang trại, gia trại, an toàn sinh học, phù hợp lợi thế của từng vùng. Phát triển lâm nghiệp toàn diện theo hướng xã hội hóa nghề rừng, tổ chức tốt việc giao rừng tự nhiên ổn định lâu dài, khuyến khích và hỗ trợ phát triển nhanh rừng sản xuất. Chú trọng bảo vệ rừng, phấn đấu hàng năm trồng mới từ 150 - 200 ha rừng tập trung và 10 vạn cây phân tán, duy trì tỷ lệ độ che phủ rừng 47%. Dành nguồn lực phù hợp để đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, ưu tiên về phân bổ nguồn vốn đối với các xã đặc biệt khó khăn, biên giới, xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, xã có tiêu chí đạt thấp...
2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
   Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp dựa trên lợi thế nguồn nguyên liệu tại địa phương như cà phê, cao su, chuối, sắn. Thực hiện tốt chính sách khuyến công, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo sản phẩm mới, tăng giá trị. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm OCOP; tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê thành phẩm Hướng Hoá trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài;
   Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án công nghiệp năng lượng tái tạo tại các xã có điều kiện (Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Liên, Tân Lập ...); kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch tại các xã vùng Lìa, nâng cấp công suất nhà máy nước sạch Khe Sanh, Lao Bảo. Tiếp tục thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp Lao Bảo, Khu công nghiệp Tân Thành và Cụm công nghiệp Hướng Tân; ưu tiên các dự án công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động tại chỗ, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cơ cấu lao động công nghiệp.
3. Phát triển hạ tầng đô thị
   Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại thị trấn Khe Sanh, thị trấn Lao Bảo để đạt chuẩn đô thị loại IV và từng bước đầu tư xây dựng, hoàn thành các thủ tục đưa xã Hướng Phùng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V vào năm 2025.
4. Phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch
   Phát triển mạnh các dịch vụ công theo hướng hiện đại; khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, hệ thống dịch vụ y tế, giáo dục tư nhân; phát triển hệ thống tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm nhằm cung cấp các dịch vụ hiện đại, phục vụ tốt nhu cầu của doanh nghiệp và nhân dân.
   Tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh về Khu Kinh tế - Thương mại Lao Bảo, Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, các điểm di tích lịch sử, các điểm du lịch thiên nhiên (Đèo Sa Mù, thác Chênh Vênh, thác Tà Puồng, lòng hồ thủy điện Quảng Trị, cánh đồng điện gió ...) để thu hút đầu tư và phát triển toàn diện về thương mại, dịch vụ, du lịch.
   Hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp thương mại; phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu; hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng; xây dựng các điểm dừng nghỉ kết hợp với trưng bày, bán các sản phẩm địa phương. Chuyển đổi mô hình quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động chợ Khe Sanh, Trung tâm Thương mại Lao Bảo.
5. Phát triển kinh tế theo đặc điểm vùng:
- Các xã phía Bắc: Khai thác tốt lợi thế đường Hồ Chí Minh và các thắng cảnh địa phương, tập trung phát triển du lịch sinh thái; duy trì vùng chuyên canh cây cà phê, gừng, nghệ, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng, cây dược liệu.
- Các xã dọc Đường 9: Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, chăn nuôi gia súc. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của Hành lang kinh tế Đông - Tây và Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo.
- Các xã phía Nam: Tập trung phát triển cây ăn quả (chuối, nhãn, vải, chôm chôm…), sắn, cao su và trồng rừng
 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây