Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Thứ bảy - 20/11/2021 23:01
1. Hệ thống cấp điện:
Điện lực Đakrông có địa chỉ tại thị trấn Krông Klang, Huyện Đa Krông; quản lý vận hành lưới điện khu vực huyện Đakrông (trừ xã Ba Nang và thôn Làng Cát trên thuộc xã Đakrông do Điện lực Khe Sanh quản lý) .
Lưới điện phân phối trên địa bàn do Điện lực Đakrông quản lý từ 130 TBA phụ tải, tổng công suất 14.099,5 kVA;
Tổng chiều dài đường dây trung áp 35kV 214,153km và 201,993km ĐZ hạ áp (trong đó tài sản của khách hàng mà Điện lực Đakrông đang quản lý vận hành gồm có 46,527km ĐZ 35kV, 43,18km ĐZ hạ áp, 40 TBA).
Có 02 đường dây cao áp đi qua địa bàn huyện gồm: Đường dây 110kV Đông Hà- Lao Bảo là đường dây kết nối với các TBA 110kV Khe Sanh và Lao Bảo có nhiệm vụ cung cấp điện chủ yếu cho khu vực phía tây tỉnh Quảng Trị và một phần của Tỉnh Savannakhet (Lào), đồng thời đấu nối tải điện của các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn 2 huyện (Hướng Hóa và Đakrông) hoà vào lưới điện quốc tế và đường dây cao áp 220 kV Đông Hà- Lao Bảo là đường dây kết nối Trạm biến áp 220 kV Lao Bảo,  Đường dây này nhằm truyền tải hết công suất các nhà máy điện gió phía Tây Quảng Trị và các thuỷ điện lên hệ thống điện quốc tế.
Huyện Đakrông đến nay hạ tầng điện lưới cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu với các đối tượng khách hàng. Hiện nay, tỷ lệ thôn bản có điện lưới quốc tế đạt tỷ lệ 100%.
Điện lực Đakrông kéo điện về thôn bản - ảnh Bảo Ngọc
2. Hệ thống cấp nước:
Nhà máy nước Krông Klang được đầu tư xây dựng năm 2004 với  Công suất thiết kế: 2.000m3/ngày.đêm. Công suất khai thác hiện trạng: 1.000m3/ngày.đêm. Nguồn nước thô sử dụng nguồn nước mặt sông Đakrông. Nhà máy cấp nước Krông Klang đang vận hành, hoạt động ổn định, cấp nước phục vụ trên địa bàn thị trấn Krông Klang và xã Mò Ó thuộc huyện Đakrông cho khoảng 1.085 hộ dân. Mạng lưới đường ống tại các khóm cơ bản đã được lắp đặt đến các khu dân cư tại địa bàn thị trấn Krông Klang gồm có Khóm 1, Khóm 2, Khóm Làng Cát, Thôn Khe Xong,Thôn A Ròng đã có hệ thống nước máy. Hiện tại, Nhà máy nước Krông Klang đang khai thác khoảng 50% công suất vì nhu cầu của người dân lắp đặt hệ thống cấp nước vào hộ gia đình còn ít.
(Hệ thống đường ống cấp nước D110 cấp từ cầu Khe Ruôi đến giáp khu vực Thôn Phú Thiềng -Mò Ó với tổng chiều dài 805m và đường ống D60PVC : 645m, đường ống D32:414m; Tại các nhánh Kiệt 02- Hùng Vương,nhánh Lê Lợi đi BCH Quân sự huyện,đã có tuyến ống đến khu vực dân cư; Tuyến D60 Nguyễn Trãi tổng chiều dài 244m số khách hàng trên tuyến: 8 hộ KH; Tuyến D110 và D60  dọc đường Lê Duẩn tổng chiều dài 510m; Khu vực Khe Xong hiện tại đã có hệ thống đường ống đến các khu dân cư tổng số KH :172 hộ KH; Tuyến ống thép D80 đường Lê Lợi đi UBTT Krông Klang tổng chiều dài: 900m  số khách hàng trên tuyến :43 hộ KH; Tuyến D110  đường Lê Duẫn,khóm Khe Xong tổng chiều dài 1.193m. tổng số khách hàng trên tuyến: 64 hộ KH; Tuyến D60 Đường Lê Duẫn, khóm Khe Xong  tổng chiều dài 850m tổng số khách hàng trên tuyến : 48 hộ KH; Tuyến D60 đường Nguyễn Hoàng tổng chiều dài : 171m tổng số khách hàng trên tuyến: 17 hộ KH).
- Cấp nước nông thôn:
Nước nông thôn hiện có 80% người dân dùng chủ yếu là tự chảy và giếng khoan. Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Tổng số có 74 công trình, với công suất thiết kế 2.421,3 m3/ngày, có công suất thiết kế từ 5 m3/ngđ – 118,7 m3/ngđ. Tuy nhiên, hiện năng lực thực tế chỉ đạt 1.008,2 m3/ngày, bằng 41,6% so với thiết kế. Trong đó: xã Đakrông có 11 công trình (có 8 công trình hiện sử dụng được), Ba Nang có 10 công trình (hiện chỉ có 4 công trình đang sử dụng được, còn lại hỏng 6 công trình, chủ yếu hỏng do sau mưa lũ); xã Tà Long, xã Ba Lòng có 9 công trình; xã Hướng Nghiệp có 7 công trình; xã A Vao có 6 công trình; xã Húc Nghì, xã Triệu Nguyên có 5 công trình; xã Tà Rụt có 4 công trình; xã Mò Ó, xã A Ngo có 3 công trình; xã A Bung có 2 công trình.
3. Hệ thống giao thông
a) Đường bộ: huyện Đakrông có hệ thống các tuyến đường bộ sau:
Cầu Đakrông - điểm đầu của QL14 đường Hồ Chí Minh nhánh Tây
- Quốc lộ 113,2 km, gồm tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây dài 72km nối từ cầu Đakrông đến huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế); Quốc lộ 15D dài 12,2km nối đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đến cửa khẩu quốc tế La Lay. Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của Chính phủ, Quốc lộ 15D sẽ có chiều dài 78km kết nối từ cửa khẩu quốc tế La Lay về cảng nước sâu Mỹ Thủy; Quốc lộ 9 đi qua địa bàn huyện có chiều dài 29km, đây là tuyến đương giao thông huyết mạch kết nối trung tâm huyện với thành phố tỉnh lỵ Đông Hà, Quốc lộ 1A về phía Đông và kết nối với huyện Hướng Hóa, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo về phía Tây.
- Đường chuyên dùng (biên phòng) 31,8 km. Đây là tuyến đường phục vụ an ninh quốc phòng, tuy nhiên cũng hỗ trợ tích cực trong giao thông và phát triển kinh tế các vùng huyện.
- Đường tỉnh 25,3 km, gồm đường tỉnh ĐT 588a: 19km, đường tỉnh ĐT 587: 6,3km. Đây là các tuyến đường quan trong nối liên kết các xã, khu vực trong huyện.
- Các tuyến đường huyện: đường nội thị là 16,25 km; đường huyện: 124,94 km; đường liên xã là 41,3 km; đường giao thông nông thôn: 469,2 km.
Hiện nay, trên địa bàn huyện không có đường cao tốc, về quy hoạch có tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo (đi qua địa bàn Đakrông). Dự kiến, tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo có chiều dài khoảng 70km, tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m.
b) Đường sắt: Hiện tại không có, trong quy hoạch giao thông có tuyến đường sắt Đông Hà – Lao Bảo, đi ngang qua huyện Đakrông. Ga Đông Hà cách 42km theo QL 9.
c) Đường hàng không: Cảng hàng không Phú Bài (Huế) cách khoảng 126 km theo cao tốc Cam Lộ - La Sơn; Sân bay Đồng Hới cách 134km theo QL9, đường Hồ Chí Minh. Trong tương lại, khi sân bay Quảng Trị xây dựng và đưa vào sử dụng, việc di chuyển từ Đakrông đến sân bay Quảng Trị chỉ có 46 km.
d) Đường thủy: Trên địa bàn huyện Đakrông có 02 sông chính là sông Ba Lòng và sông Đakrông. Là sông trên địa hình miền núi nên có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, đồng thời mực nước sông thường không ổn định, cạn về mùa khô và lũ lớn về mùa mưa, do đó giao thông đường sông không được thuận lợi, chủ yếu về phía hạ lưu.
4. Hệ thống viễn thông:
- Hạ tầng viễn thông: Trên địa bàn có 03 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông gồm VNPT, Vinaphone, Viettel. Trong thời gian qua các doanh nghiệp đã quan tâm tập trung đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông được hiện đại, đồng bộ, mở rộng vùng phủ về khu vực vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, chất lượng mạng lưới, dịch vụ ngày được nâng lên, nhiều loại hình dịch vụ mới tiếp tục được các doanh nghiệp triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dân.
Đến nay hầu hết các xã đều có trạm BTS, toàn huyện có 60 trạm BTS phủ sống internet băng thông rộng cố định, internet băng thông rộng di động 3G và 4G, phủ sống di động tại 12 xã và 01 thị trấn.
5. Hệ thống thu gom rác/nước thải:
- Hệ thống thu gom rác/rác thải: Nhìn chung công tác vệ sinh môi trường, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn được tập trung quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dần đi vào nề nếp, công tác vệ sinh môi trường ở khu dân cư đô thị cơ bản đảm bảo xanh - sạch - đẹp, xây dựng và duy trì Tiêu chí Môi trường trong xây dựng Nông thôn mới ở các xã Triệu Nguyên, Mò Ó, Hướng Hiệp.
Có 7 tuyến đường nội thị đã được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải với tổng chiều dài là:5,66Km.
Việc thu gom, vận chuyển, tập kết, xử lý rác thải do Trung tâm Môi trường - Đô thị chủ trì thực hiện. Về lực lượng lao động gồm có 9 người trong đó, bộ phận hành chính 03 người và lao động trực tiếp 06 người, xe chuyên dùng 01 chiếc.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 bải chôn lấp chất thải rắn tập trung tại TT. Krông Klang, với diện tích 13 ha, 01 lò đốt rác ở xã Tà Rụt, công suất 750kg/giờ; diện tích lò đốt 6.580,35m2; đi vào vận hành tháng 10/2021.
6. Hệ thống PCCC và công tác PCCC:
- Hệ thống PCCC: Hiện tại đã Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng doanh trại Đội cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ đóng tại thị trấn Krông Klang.
- Công tác PCCC rừng: huyện Đakrông có diện tích rừng hơn có 79.500 ha diện tích đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên hơn 62.000 ha, rừng trồng hơn 17.000 ha. Diện tích rừng trải dài trên địa bàn rộng, địa hình phức tạp và phàn lớn nằm xa khu dân cư nên công tác bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo công tác PCCC rừng, Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện chương trình giao khoán rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý, huy động lực lượng tuần tra, xử lý các hành vi xâm hại rừng và thành lập các Tố chốt chặn bảo vệ rừng. Kiện toàn 13 ban chỉ huy bảo vệ rừng, PCCCR của xã; kiện toàn 84 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với 836 lượt người tham gia. Tiến hành rà soát, bảo dưỡng các trang thiết bị, phương tiện sẵn sàng cho công tác PCCCR vào mùa khô. Tổ chức trực PCCCR theo quy định. Công tác PCCC và bảo vệ rừng của huyện Đakrông hàng năm được triển khai hiệu quả, đảm bảo an toàn rừng.
Lãnh đạo UBND tỉnh, huyện Đakrông kiểm tra công tác bảo vệ rừng - Ảnh: Lê An

 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây