Cơ sở hạ tầng xã hội – Dịch vụ hỗ trợ

Thứ bảy - 20/11/2021 23:01
1. Trung tâm hành chính
UBND huyện Đakrông là là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước tại địa phương có địa chỉ tại đường Hùng Vương, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông. Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 01 thị trấn, với 78 thôn, khóm; dân số 46.140 người, trong đó dân tộc Vân Kiều và PaKô chiếm gần 80% tổng dân số toàn huyện;
Trụ sở UBND huyện Đkrông
Các đơn vị hành chính trực thuộc huyện:
​​​​
STT Xã, thị trấn Diện tích
(ha)
Tổng DS (Người) Nam
(Người)
Nữ
(Người)
Mật độ
dân số (người/km2)
Tổng cộng 118.483,15 46.140     23.186 22.954 38,90
1 TT. Krông Klang 1.844,47 4.978 2.493 2.485 269,89
2 Mò Ó 2.527,75 1.922 965 957 76,04
3 Hướng Hiệp 14.188,39 5.387 2.704 2.683 37,97
4 Đakrông 10.930,06 5.802 2.918 2.884 53,08
5 Triệu Nguyên 5.311,19 1.102 549 553 20,75
6 Ba Lòng 15.746,96 3.067 1.544 1.523 19.48
7 Ba Nang 6.503,09 3.223 1.625 1.598 49,56
8 Tà Long 18.495,37 3.911 1.971 1.940 21,15
9 Húc Nghì 13.539,90 1.772 894 878 13,09
10 A Vao 7.712,70 3.135 1.569 1.566 40,65
11 Tà Rụt 6.061,93 4.878 2.451 2.427 80,47
12 A Bung 10.682,56 3.417 1.726 1.691 31,99
13 A Ngo 4.938,79 3.546 1.777 1.769 71,80
2. Giáo dục đào tạo, dạy nghề
2.1. Giáo dục phổ thông:
Toàn huyện có 36 trường học thuộc huyện quản lý, gồm 15 trường mầm non, 08 trường tiểu học, 06 trường tiểu học và trung học cơ sở, 03 trường trung học cơ sở, 01 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở, 02 trường phổ thông dân tộc bán trú THCS và 01 trường phổ thông dân tộc nội trú với 142 điểm trường và 612 nhóm, lớp; Tính đến nay, 09/33 trường học thuộc các xã đạt chuẩn quốc tế, chiếm 27%; (trong đó: xã Ba Lòng: 03/3 trường đạt chuẩn; xã Hướng Hiệp: 01/4 trường; xã Tà Rụt: 02/2 trường đạt chuẩn, xã Mò Ó: 01/2 trường đạt chuẩn và xã Triệu Nguyên có 2 trường đạt chuẩn).
Ngành giáo duc huyện Đakrông có 1.207 cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức và hợp đồng lao động. Trong đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý: 88 người (Phòng GD&ĐT: 02, các trường: 86); 05 chuyên viên; 921 giáo viên (MN: 277, TH: 426, THCS: 218) và 193 nhân viên (MN: 99, TH: 29, THCS: 65). Trong tổng số 1.207 người, có 07 công chức, 1093 viên chức sự nghiệp giáo dục (MN: 336; TH: 466; THCS: 291) và 107 hợp đồng lao động (Vị trí giáo viên: 17; vị trí nhân viên: 11; vị trí nấu ăn: 77 và vị trí bảo vệ: 02).
Về trình độ đào tạo: có 01 công chức tốt nghiệp Cao cấp lí luận chính trị, 01 công chức và 03 viên chức tốt nghiệp Cao học, 25 giáo viên, nhân viên tốt nghiệp Đại học và nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hoàn thành và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học…
Trình độ đào tạo của cán bộ quản lý, giáo viên các cấp tiếp tục được nâng lên. Đến nay, tỷ lệ cán bộ quản lý cấp mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn: 97,44%, chưa đạt chuẩn: 2,56%; cán bộ quản lý cấp tiểu học và cấp THCS đạt chuẩn và trên chuẩn: 100%; giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn: 90,58%, chưa đạt chuẩn: 9,42%; giáo viên tiểu học đạt chuẩn và trên chuẩn: 70,39%, chưa đạt chuẩn: 29,61%; giáo viên THCS đạt chuẩn và trên chuẩn: 85,64%, chưa đạt chuẩn: 14,36%.
Trên địa bàn có 01 trường PTTH và 01 trường liên cấp THCS và PTTH, với tổng số 94 cán bộ, giáo viên, trong đó có 19 người có trình độ thạc sĩ. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được đầu tư cơ bản đáp ứng công tác dạy và học.
                     

TT

Tiêu chí

Mầm non

TH&THCS

THPT

1

Số trường

15

21 (TH: 08; TH&THCS:0 6; THCS:03; TH&THCS dân tộc bán trú:01; THCS dân tộc bán trú: 02; PT nội trú: 01)

02

2

Số lớp

197

411 (TH: 295; THCS: 116)

35

3

Số phòng học

197

415 (TH: 316; THCS: 89)

34

4

Tổng số GV

296

664 (TH: 434; THCS: 230)

94

5

Đạt chuẩn

282

583 (TH: 381; THCS: 202)

93

6

GV nữ

294

239 (TH:      ; THCS:       )

58

7

Số học sinh

4.251

9355 (TH: 5650; THCS: 3705)

1.397

8

Bình quân HS/lớp

22

22,8

40

                         

2.2. Giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề phổ thông, tư vấn hướng học, hướng nghiệp: Duy trì và đảm bảo chương trình học cho các khối lớp GDNN-GDTX (tuyển sinh và duy trì 06 lớp văn hóa GDTX; 16 lớp nghề phổ thông ở cấp học THCS và THPT). Tổ chức thi nghề phổ thông cấp THPT cho học sinh trên địa bàn. Tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh khối lớp 9 và học sinh khối 11 ở các Trường có giáo dục THCS và THPT. Phối hợp, liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp mở các lớp nghề theo nhu cầu; tổ chức dạy tiếng Bru-Vân Kiều.
Cơ sở vật chất: Được đầu tư cơ bản đáp ứng nhiệm vụ hướng nghiệp và dạy kỹ thật nghề.
Đội ngũ giảng viên: có 08 cán bộ, giảng viên, trong đó có 03 nữ.
Ngành nghề đào tạo: kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật nông nghiệp (chăn nuôi, thú y, trồng trọt). Bên cạnh đó, Trung tâm GDNN-GDTX còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông, dạy tiếng Bru-Vân Kiều. Theo nhu cầu của các doanh nghiệp, địa phương, Trung tâm GDNN-GDTX còn liên kết với Trường Cao đẳng kỹ thuật Quảng Trị, Trường CĐCN Huế đào tạo các hệ trung cấp, cao đẳng nghề và các ngành nghề khác theo yêu cầu.
3. Bệnh viện, cơ sở y tế
Đakrông có 15 cơ sở y tế khám chữa bệnh, trong đó có 01 Bệnh viện khu vực, 01 Phòng khám đa khoa khu vực và 13 trạm y tế xã. Cơ sở vật chất y tế các xã được quan tâm đầu tư năng cấp theo hướng đạt chuẩn. Hiện nay, 13/13 xã có trạm y tế đạt chuẩn;
Tỷ lệ người dân tham gia BHYT là 37.710/38.626 người đạt 87,6 %. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo thể thấp còi ở các xã là 1.253/4702 chiếm 26,6%, có 09 xã đạt và 3 xã chưa đạt (Ba Nang, Húc Nghì, A Vao).
- Số giường bệnh: Tổng số có 195 giường bệnh. Trong đó Bệnh viện khu vực 65 giường bệnh, Phòng khám đa khoa khu vực 30 giường bệnh, các trạm y tế xã 100 giường bệnh; đạt 42,26 giường bệnh/vạn dân;
- Nhân lực y tế: Đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế được bổ sung cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhân lực ngành y tế huyện có 211 người, trong đó: 47 bác sĩ, 31 y sĩ, 38 điều dưỡng, 25 hộ sinh, 16 kỹ thuật y và 54 các chuyên ngành khác. Nhân lực ngành dược có 25 người, trong đó: 8 dược sĩ, 17 cao đẳng, trung cấp dược. Trung bình có 10,19 bác sĩ/vạn dân, 1,73 dược sĩ đại học/vạn dân, 15 y sĩ - điều dưỡng/vạn dân. Bình quân mỗi trạm y tế có 6 - 7 cán bộ y tế.
- Bệnh viện khu vực đã được đầu tư xây dựng cơ bản, kiên cố và hiện đại đầy đủ các khoa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế được đầu tư nâng cấp hiện đại để phục vụ cho bệnh nhân như: máy soi dạ dày, máy sinh hóa, máy huyết học, máy xét nghiệm, trang thiết bị cấp cứu người bệnh cũng được đầu tư đảm bảo cấp cứu cho bệnh nhân. Cơ sở được xây dựng xanh - sạch - đẹp,…
4. Tài chính, bảo hiểm:
Trên địa bàn huyện hiện có Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đakrông.
5. Dịch vụ, thương mại:
Ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện đã có bước phát triển khá ổn định trong thời gian qua. Hàng hóa cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; các loại hình doanh nghiệp, thương nhân hoạt động thương mại ngày càng phát triển; Kết cấu hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư xây dựng.
Siêu thị Điện máy xanh tại thị trấn Krông Klang
Mạng lưới thương mại bán lẻ ngày càng rộng khắp. Toàn huyện có 1035 hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ, có 12 doanh nghiệp/HTX  đăng ký kinh doanh thương mại dịch vụ; Dịch vụ nhà nghĩ, ăn uống phát triển ổn định, đến nay toàn huyện có 8 cơ sở nhà nghỉ với 88 phòng (so với năm 2015 tăng thêm 02 cơ sở và 16 phòng); có 18 cơ sở kinh doanh Karaoke với 46 phòng (tăng 03 cơ sở với 6 phòng so với năm 2016).
Huyện Đakrông 02 cửa khẩu gồm cửa khẩu quốc tế La Lay và cửa khẩu phụ Cóc. Hiện nay, đương xá đi lại rất thuận lợi tại cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi, nhanh chóng;  Đối với cửa khẩu phụ Cóc hiện tại hạ tầng kỹ thuật chưa có, tuy nhiên đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết Cụm cửa khẩu phụ Cóc.
Hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu quốc tế La Lay đang được hoàn thiện; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thương nhân, cư dân hai bên biên giới đi lại, vận chuyễn hàng hóa, mua bán, trao đổi; Có 02 doanh nghiệp sản xuất chế biến dăm gỗ và gỗ ghép thanh xuất khẩu hàng hóa sang Lào; Huyện có 04 thương nhân được UBND tỉnh công nhận thương nhân hoạt động thương mại biên giới và có khoảng 323 hộ cá thể thuộc 5 xã biên giới có các cửa hàng, điểm bán lẻ phục vụ các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu cư dân các xã trên toàn tuyến biên giới.
- Huyện có 01 Siêu thị, 01 chợ và các điểm mua bán tập trung tại các xã; hệ thống cửa hàng bán lẻ kinh doanh xăng dầu rộng khắp đến nay có 06 cửa hàng bán lẻ kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện. 
Hệ thống Logistics – vận tải:
Huyện có đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, có Quốc lộ 9 đi qua và cửa khẩu quốc tế La Lay, đây là hệ thống đường đặc biệt nằm trong hành lang Kinh tế Đông - Tây, là điểm giao lưu giữa tỉnh Quảng Trị với các tỉnh lân cận nước bạn Lào, duyên hải miền Trung, các tỉnh trong và ngoài nước. Huyện có 02 cửa khẩu gồm cửa khẩu quốc tế La Lay và cửa khẩu phụ Cóc đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết là cửa khẩu quốc gia.
Hiện tại dịch vụ logistics trên địa bàn huyện chưa phát triển, trong tương lai, dịch vụ logistics là một trong những tiềm năng phát triển trên địa bàn huyện.
- Dịch vụ vận tải hiện nay chủ yếu do các hộ kinh doanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân trong huyện. Toàn huyện có 178 phương tiện vận tải đường bộ (xe khách 04 chiếc, xe tải 159 chiếc, xe ôm 15 chiếc). Phương tiện vận tải hành khách tuyến Đông Hà - Tà Rụt hoạt động đều bình quân 2 chuyến/ngày. Hoạt động vận tải trên địa bàn đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng của người dân.
6. Du lịch
6.1. Tài nguyên du lịch:
Đakrông là địa bàn mà tiềm năng du lịch được coi là một nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đây là nơi hội tụ nhiều yếu tố mang lại ưu thế cho các hoạt động du lịch - dịch vụ.
- Tài nguyên thiên nhiên:
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông – Internet
  + Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông (37.666,01ha) là một trong những khu bảo tồn quốc gia và Khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại (5.237,4 ha) với hệ sinh thái đa dạng về rừng tự nhiên, động thực vật, trong đó có nhiều loài quí hiếm sẽ là những điểm du lịch hấp dẫn, trong tương lai sẽ thu hút một số lượng lớn du khách trong các lĩnh vực tham quan trải nghiệm.
  + Thác Ba Vòi: nằm ngay dưới đỉnh núi Voi Mẹp (Tá Linh Sơn) thuộc xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông là một điểm thắng cảnh độc đáo ở đầu nguồn Sông Hiếu. Hệ thống thác Ba vòi gồm có 3 tầng: thác trên, thác giữa và thác dưới. Bên cạnh đó, còn có động Voi Mẹp và núi Voi Mẹp ở độ cao 1.750 mét (được mệnh danh Pan-Xi-Păng Quảng Trị) và đỉnh Pa Thiên. Với cảnh tượng hùng vĩ, khí hậu trong lành, lại nằm giữa những cánh rừng gần như nguyên sinh, hệ thống thác Ba Vòi và hệ sinh thái nơi này hứa hẹn hấp dẫn du khách tham quan. Khu Du lịch sinh thái Thác Ba Vòi đã được UBND tỉnh Quảng Trị giao nhiệm vụ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập quy hoạch phân khu xây dựng.
Thác Ba Vòi (thác dưới) - ảnh Internet
  + Mỏ nước khoáng nóng thiên nhiên ở xã Đakrông và hệ sinh thái rừng tự nhiên, văn hóa đời sống người đồng bào dân tộc Pa Kô - Vân Kiều là những tài nguyên vô giá để đầu tư phát triển thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và trải nghiệm.
Mỏ nước khoáng nóng Đakrông
  + Các tài nguyên thiên nhiên khác: Động Toàn và Khe Luồi xã Mò Ó, Khe Đào Làng An - Triệu Nguyên…
- Di tích văn hóa, lịch sử cách mạng: huyện Đakrông có 32 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó 01 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 02 di tích cấp quốc gia, 29 di tích cấp tỉnh (gồm 1 di tích văn hóa nghệ thuật, 2 di tích danh thắng, 2 di tích khảo cổ và 24 di tích lịch sử). Các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng như Chiến khu Ba Lòng, đường mòn Hồ Chí Minh... là những địa chỉ đỏ được rất nhiều du khách, nhất là các cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, quan tâm và tham quan.
Bản làng người Vân Kiều
- Văn hóa dân gian truyền thống: Với đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc PaKô - Vân Kiều sinh sống trên dãy Trường Sơn, các văn hóa truyền thống về kiến trúc nhà ở, không gian cộng đồng làng bản, các lễ hội dân gian, trang phục, nhạc cụ và các làn điệu dân ca, ẩm thực… là những yếu tố quí giá để phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, kết hợp với các tài nguyên khác sẽ tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc riêng của núi rừng Đakrông.
6.2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng:
Hiện nay, các công ty lữ hành đang phối hợp với địa phương khai thác các sản phẩm du lịch:
 + Du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp; Với đặc điểm là huyện miền núi với 3 dân tộc anh em: Kinh, PaKo, Vân Kiều, trong đó đồng bào dân tộc PaKo - Vân Kiều chiếm 80% dân số, chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, với các đặc trưng riêng của nông nghiệp vùng cao (ruộng bậc thang, ruộng chen lẫn với rừng tự nhiên, lúa rẫy, cây dược liệu…), tập quán sinh sống quần tụ theo bản, văn hóa đời sống đậm đà dân tộc với những bản sắc riêng của đồng bào trên dãy Trường Sơn, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ với núi non, sông suối, thác, động… tạo nên sức hút lớn cho khách du lịch. Các điểm du lịch cộng đồng hiện đang được du khách quan tâm: Bản làng Cát, Bản Klu, bản Pahy (xã Tà Long), suối A Lao…
Du lịch cộng đồng suối A Lao xã Tà Long - Ảnh Internet
 + Du lịch chiến trường xưa, du lịch DMZ: Là một điểm trên tuyến hàng rào điện tử Mcnamra, chiến trường Đường 9 – Nam Lào, Đakrông cũng là một điểm trên tour du lịch chiến trường xưa, DMZ thu hút nhiều du khách.
 + Du lịch sinh thái suối nước nóng Klu; Bản Klu (xã Đakrông) với vị trí tiếp giáp Quốc lộ 9, điểm đầu của Quốc lộ 47 (cầu Đakrông), tiếp giáp khu danh thắng Đakrông và một ưu đãi của thiên nhiên ban tặng là suói nước khoáng nóng… đã tọ nên cho Klu một sản phảm du lịch đặc trưng kết hợp giữa du lịch cộng đồng và du lịch tắm khoáng nống chữa bệnh, nghỉ dưỡng…
Khu du lịch công đồng nước khoáng nóng Klu - Đakrông
 + Du lịch khám phá thiên nhiên núi rừng hùng vĩ Trường Sơn, khu bảo tồn thiên nhiên: Với 2 khu bảo tồn thiên nhiên (Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại) và nhiều thắng cảnh đẹp, thiên nhiên hang dã của núi rừng Trường Sơn là những sản phẩm du lịch khám phá hiện nay được nhiều công ty lữ hành, du khách quan tâm.
6.3. Cơ sở lưu trú:
Toàn huyện có 08 cơ sở nhà nghỉ với 88 phòng; có 18 cơ sở kinh doanh Karaoke với 46 phòng.
6.4. Tiềm năng phát triển du lịch:
Với các tài nguyên thiên nhiên hiếm có: núi rừng Trường Sơn hùng vĩ với hệ thống sông suối, thác nước hang động kỳ bí…. nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu ôn hòa và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Pa Kô – Vân Kiều trên dãy Trường Sơn… cộng thêm đó là các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng nổi tiếng, đồng thời giao thông kết nối tương đối thuận lợi, dễ tổ chức xây dựng các tuyến du lịch lữ hành với nhiều nội dung như: du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,... và các hoạt động dịch vụ khác, tạo cho du lịch Đakrông có rất nhiều tiềm năng để phát triển phong phú các loại hình du lịch đặc trưng:
- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Đây là một tiềm năng rất lớn trong đầu tư khai thác du lịch tại Đakrông. Với Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại có diện tích rộng lớn, hệ sinh thái đa dạng phong phú về rừng tự nhiên, động thực vật, cảnh quan thiên nhiên hung vĩ có nhiều sông suối, thác động đẹp là yếu tố cho phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
- Du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp: Các yếu tố phong tục tập quán, văn hóa đời sống của đồng bào dân tộc Pa Kô - Vân Kiều và đặc trưng sản xuất nông nghiệp thế mạnh: cây cà phê, dược liệu, rượu men lá… kết hợp với phong cảnh thiên nhiên sẽ tạo nên giá trị sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp phát triển mạnh thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
- Du lịch tham quan, hoài niệm chiến trường xưa, tour du lịch DMZ: Với vị trí chiến lược trên tuyến Quốc lộ 9, một trong những điểm chiến trường ác liệt trong đấu tranh thống nhất đất nước, một điểm trên tuyến hang rào điện tử McNamara, chiến trường Đường 9 – Nam Lào, điểm giữa kết nối các điểm di tích chiến tranh từ Cửa Việt, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Hiền Lương – Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị, theo QL 9 đến Khe Sanh, Làng Vây, Lao Bảo. Loại hình du lịch tham quan, hoài niệm chiến trường xưa, tour du lịch DMZ cũng đang được chú trọng khai thác và phát triển của các công ty lữ hành trong cả nước.
- Du lịch văn hóa dân tộc: Dựa trên các di sản văn hóa đặc trưng như: tín ngưỡng tâm linh, những yếu tố phong tục tập quán, thói quen nếp sống đặc trưng vùng miền của đồng bào dân tộc PaKô - Vân Kiều (Lễ hội, văn hóa đời sống, tinh thần, âm nhạc dân ca, ẩm thực, trang phục, kiến trúc…) sẽ tạo nên dấu ấn riêng cho du lịch Đakông nhằm thu hút khách du lịch.
- Du lịch trải nghiệm khám phá thiên nhiên hang dã: Với đặc điểm thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn tạo nên những danh lam thắng cảnh thiẻn nhiên hoang dã như thác Ba Vòi, động Toàn, động Voi Mẹp, khe Luồi xã Mò Ó, khe Đào Làng An - Triệu Nguyên, đỉnh Pa Thiên… đặc biệt là 02 khu bảo tồn thiên nhiên sẽ là những địa điểm thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.
- Du lịch biên mậu – xuyên quốc gia: với cặp cửa khẩu gồm cửa khẩu quốc tế La Lay, cửa khẩu phụ Cóc và cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cách 40 km, loại hình du lịch biên mậu – xuyên quốc gia cũng là sản phẩm du lịch rất có tiềm năng để khai thác phát triển.
- Du lịch kết hợp: với hệ tài nguyên du lịch phong phú cả về thiên nhiên rừng núi, văn hóa vật thể và phi vật thể vùng miền, di tích lịch sử văn hóa cách mạng và các giá trị đặc trưng của sản xuất nông nghiệp thế mạnh địa phương: cây cà phê, cây dược liệu, cây ăn quả… sự phối kết hợp giữa các hệ tài nguyên đó sẽ tạo nên những sản phẩm du lịch riêng biệt có sức hút mạnh cho phát triển du lịch.
7. Văn hóa – Thể thao
Đakrông có các giá trị di sản văn hóa dân gian dân tộc rất đặc sắc của đồng bào dân tộc PaKô – Vân Kiều: văn hóa kiến trúc nhà sàn, không gian cộng đồng dân cư làng bản, các lễ hội truyền thống, nhạc cụ và dân ca dân tộc, văn hóa đời sống và canh tác nông nghiệp, trang phục, ẩm thực, các nghề truyền thống dệt thổ cẩm, đan lát... Các giá trị di sản văn hóa dân gian dân tộc hiện đang được các cơ quan hữu quan, chính quyền các cấp duy trì và bảo tồn
Lễ hội dân tộc PaKo – Vân Kiều
- Công trình văn hóa, thể thao:
Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Đakrông
 Huyện có 1 nhà văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều - Pa Kô, 1 nhà văn hóa trung tâm huyện, 7 nhà sinh hoạt văn hóa xã, 71/78 thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; có 3 nghệ nhân, duy trì hiệu quả hoạt động của 2 đội cồng chiêng, 14 đội văn nghệ quần chúng, 16 ngôi nhà truyền thống đồng bào Vân Kiều tại thôn Kalu, xã Đakrông.
Nhà Văn hóa các dân tộc huyện Đakrông 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây