Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Thứ bảy - 20/11/2021 23:02
1. Chỉ tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 14-15% và giai đoạn 2026 - 2030 là 13-14%. Trong đó:
+ Nông nghiệp: Giai đoạn 2021- 2025 là 12-13%; giai đoạn 2026 - 2030 là 11-12%;
+ Công nghiệp - Xây dựng: Giai đoạn 2021-2025 là 14-15%; giai đoạn 2026-2030 là 12-13%;
+ Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: Giai đoạn 2021-2025 là 17-18%; giai đoạn 2026 - 2030 là 18-19%;
- Cơ cấu kinh tế đến 2025: Nông nghiệp 37-38%, Công nghiệp - Xây dựng 47-48%, Thương mại - Dịch vụ 15-16%. Đến năm 2030: Nông nghiệp 34-35%; Công nghiệp - Xây dựng 45-46%, Thương mại - Dịch vụ 19-20%;
- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 đạt 2.500 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN đạt 1.200 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 3.000 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN đạt 1.500 tỷ đồng;
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 đạt 200-210 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 12% và giai đoạn 2026-2030 đạt 360-370 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 12%;
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 tăng 2 lần (tương đương 41 triệu đồng) và đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2025 (tương đương 82 triệu đồng);
- Sản lượng lương thực có hạt 10.500 tấn đến năm 2025 và 11.000 tấn đến năm 2030;
- Diện tích trồng mới rừng tập trung và cây phân tán bình quân hàng năm là 1.000 ha và 30 vạn cây phân tán;
2. Chỉ tiêu xã hội
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 từ 4 - 5% và  giai đoạn 2026 - 2030 từ 3 - 4%;
- Phấn đấu đến năm 2025, có 60% trường mầm non, 60% trường tiểu học, 45% trường trung học cơ sở (tính cả trường phổ thông có nhiều cấp học) và 01 trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2030, có 80% trường mầm non, 75% trường tiểu học và 50% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, 02 trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 15% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2025 là 60%, đến 2030 là 65%; trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đến năm 2025 là 32% và đến năm 2030 là 35%;
- Tạo việc làm mới cho lao động: Bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 là 650 lao động và giai đoạn 2026 - 2030 là 700 lao động;
- Đến cuối năm 2025 có 120 giường bệnh, đến năm 2030 có 150 giường bệnh. Đến năm 2025 có 9,96 bác sĩ/1 vạn dân.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD (thể thấp còi) hàng năm là 0,5%;
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2025 đạt 1,7% và đến năm 2030 đạt 1,5%;
- Phấn đấu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến năm 2025 là 100%, duy trì đến năm 2030 là 100%.
3. Chỉ tiêu về môi trường
- Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 là 66% và giữ ổn định đến năm 2030.
- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh ở thị trấn đến 2025 là 100%, duy trì đến năm 2030 là 100%; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn đến năm 2025 là 90% và đến năm 2030 là 95%.
4. Chỉ tiêu về nông thôn mới
- Phấn đấu số lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là 03-04 xã (trong đó có 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu) và đến năm 2030 là 06-07 xã.
- Phấn đấu số thôn đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là 30 thôn và đến năm 2030 là 50 thôn.
- Xây dựng sản phẩm theo chương trình OCOP mỗi xã, thị trấn 01-02 sản phẩm.
5. Một số chương trình, dự án trọng điểm
- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật CCN Krông Klang, huyện Đakrông.
- Đầu tư xây dựng hồ sinh thái (Đập dâng) Khe Ruôi, thị trấn Krông Klang,
- Đường liên xã Đakrông - Mò Ó - Triệu Nguyên - Ba Lòng, huyện Đakrông.
- Quy hoạch phát triển khu đô thị mới phía Đông Nam thị trấn Krông Klang, nhằm tạo điều kiện phát triển thương mại, du lịch, tăng cường liên kết giữa các xã Mò Ó, Đakrông, Triệu Nguyên, Ba Lòng.
- Triển khai thành lập đô thị mới Tà Rụt theo Nghị quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI).
- Đầu tư xây dựng Quảng trường (trước Nhà truyền thống Vân Kiều, Pa Cô); Sân vận động huyện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện và tạo bộ mặt cho trung tâm huyện lỵ.
6. Các ngành, lĩnh vực đột phá
- Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh tổ chức sản xuất với hình thức liên doanh liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Phát huy thế mạnh đất rừng và rừng để đầu tư phát triển lâm nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.
- Tái cơ cấu ngành công thương, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp điện năng, công nghiệp khai khoáng, chế biến nông lâm, sản; kêu gọi, thu hút phát huy hiệu quả cụm công nghiệp thị trấn Krông Klang; chuyển đổi có hiệu quả mô hình chợ trung tâm huyện.
- Phát triển hệ thống chợ, siêu thị, hệ thống cửa hàng, khách sạn, nhà nghỉ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại, dịch vụ. Tích cực, chủ động kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư để phát triển du lịch trên địa bàn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
7. Các sản phẩm chủ lực
- Trồng rừng và các sản phẩm từ gỗ rừng. Thực hiện trồng rừng cây gỗ lớn kết hợp cấp chứng chỉ rừng FSC;
- Chăn nuôi gia súc và gia cầm giống địa phương theo hướng thâm canh, bán thâm canh, gia trại, trang trại các giống có hiệu quả cao (Lợn bản, Gà bản, Dê, Bò, Dúi, Chồn Hương, Nhím);
- Các sản phẩm từ nông nghiệp trên cơ sở cây trồng chủ lực địa phương (Cây lâm nghiệp chất lượng cao, cây dược liệu, chuối, dứa, lạc, đậu các loại, ngô lai và một số cây ăn quả phù hợp với địa phương); Phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP (Rượu men lá Ba Nang (đã được công nhận năm 2019), Tinh dầu Hương Nhu năm 2020). Phấn đấu đến năm 2025 gồm 13 sản phẩm sau tham gia Chương trình OCOP (dưa hấu xã Mò Ó, Trà đậu đen xanh lòng HTX Triệu Nguyên, tinh dầu lạc xã Ba Lòng,  Chuối lùn Tà Rụt, tinh dầu sả, tinh dầu Hương Nhu (HTX VanPa), sản phẩm sâm bố chính, dê sạch Đakrông, Nhung hươu xã Triệu Nguyên, Rượu cần, cheo cá mát, dệt thổ cẩm xã A Bung, 02 sản phẩm du lịch cộng đồng).
- Du lịch: vận hành có hiệu quả khu du lịch nước nóng Klu, tiến tới quy hoạch mở rộng để phát triển khu du lịch Klu; Đầu tư khai thác các điểm du lịch có tiềm năng như: tour du lịch cộng đồng xã Tà Long, thác Ba Vòi xã Hướng Hiệp, thác Khe Luồi xã Mò Ó trong chuỗi kết nối với chiến khu Ba Lòng…Tạo điểm dừng chân của tour du lịch “ Hành lang kinh tế Đông Tây” và con đường di sản.
 

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây